Tin Thị Trường
COVID-19 với thị trường bất động sản: Sàng lọc và giải pháp
Cùng với đó, trong khi nhiều vướng mắc pháp lý, thủ tục hành chính về đất đai với condotel chưa được tháo gỡ thì đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh vào thị trường bất động sản. Theo báo cáo của các nhà phân tích đến từ Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research), ngành…
Cùng với đó, trong khi nhiều vướng mắc pháp lý, thủ tục hành chính về đất đai với condotel chưa được tháo gỡ thì đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh vào thị trường bất động sản.
Theo báo cáo của các nhà phân tích đến từ Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research), ngành bất động sản bao gồm bất động sản nhà ở và bất động sản khu công nghiệp đều sẽ không bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Tư vấn, Savills TP. HCM cho biết: “Thị trường chịu ảnh hưởng nặng nhất là bán lẻ và nghỉ dưỡng. Theo sau đó là mảng văn phòng và bất động sản công nghiệp. Đối với thị trường bán lẻ, dịch COVID-19 khiến người dân có xu hướng chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến. Hoạt động mua sắm trực tuyến tác động tiêu cực đến hệ thống cửa hàng truyền thống ở trung tâm mua sắm cũng như tại mặt bằng nhà phố.
Các chuyên gia của CBRE cũng cho rằng hiện nay khi dịch bệnh bùng phát các chủ đầu tư cũng như công ty môi giới buộc phải tạm hoãn lại các hoạt động mở bán dự án vì tâm lý tránh tụ tập đông người trong lúc dịch bệnh bùng phát.
“Một khi dịch bệnh được khống chế, khả năng các chủ đầu tư sẽ đẩy sản phẩm ra cùng một lúc, điều này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong nửa cuối năm nay. Sức mua được cải thiện một khi dịch bệnh được ngăn chặn và làn sóng đầu tư mạnh mẽ quay lại thị trường”, đại diện CBRE nhận định.
Ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, những phân khúc bất động sản phục vụ nhu cầu thật, như nhà ở khu vực nội đô Hà Nội, TP. HCM luôn có xu hướng tăng giá trong suốt thời gian qua trong khi từ năm 2019, nguồn cung phân khúc này bị co hẹp trong khi nhu cầu vẫn lớn.
“Tôi cho rằng tình hình dịch bệnh chỉ diễn biến trong ngắn hạn, nếu hết quý III. dịch bệnh được kiểm soát tốt, nhiều khả năng đến quý IV bất động sản sẽ chứng kiến đợt sôi động mới. Nguồn cung vẫn khan hiếm vượt nguồn cầu thì giá sẽ tăng”, ông Đính cho biết.
Đề xuất gói hỗ trợ Bên cạnh gói giải pháp tổng thể hỗ trợ sản xuất kinh doanh của Chính phủ, Bộ Xây dựng đang tập hợp ý kiến nhà đầu tư, chuyên gia, các hiệp hội để đề xuất các giải pháp hỗ trợ riêng cho bất động sản. Bộ Xây dựng đánh giá: “Bất động sản có đặc thù riêng, nhu cầu vẫn lớn và chịu ảnh hưởng ngắn hạn”. “Bộ đang nghiên cứu đề xuất tăng cường bổ sung thêm vốn cho nhà ở xã hội. Nó giống như gói 30.000 tỷ đồng trước đây. Bởi hiện vốn theo luật, nghị định còn dành ít cho nhà ở xã hội. Bộ sẽ đề xuất Ngân hàng chính sách và thương mại được cấp bù lãi suất. Khi nhà ở xã hội phát triển sẽ thúc đẩy thị trường vật liệu xây dựng, nhân công, nội thất và kéo theo nhiều ngành nghề khác liên quan”, ông Nguyễn Trọng Ninh nói. |
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA), giai đoạn thị trường trầm lắng và khó khăn hiện nay chính là cơ hội để các tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản thực hiện chiến lược “tái cấu trúc doanh nghiệp” theo hướng tinh gọn, hiệu quả; Tái cơ cấu đầu tư, cơ cấu lại sản phẩm chủ lực, coi trọng phát triển sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người tiêu dùng. Các tập đoàn lớn có thể lựa chọn phát triển sản xuất, kinh doanh đa ngành để có thể ứng phó hiệu quả với các biến động của thị trường. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để chuyển hướng sử dụng công nghệ thông tin, số hóa, trí tuệ nhân tạo, thực tại ảo, kinh doanh online vào lĩnh vực bất động sản.
Tương tự, luật sư Nguyễn Ngọc Quyền, Đoàn Luật sư TP. HCM cũng cho rằng, sự sụt giảm của thị trường bất động sản ở thời điểm hiện tại có thể coi như một tín hiệu đáng mừng cho các nhà hoạch định chính sách. Giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19 cũng giúp thị trường bất động sản tự sàng lọc để thị trường phát triển ổn định và lành mạnh hơn.
Trước đó, HoREA có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản ứng phó và vượt qua khó khăn trước thách thức của đại dịch Covid- 19. Hiệp hội kiến nghị với Thủ tướng một số giải pháp như: xem xét gia hạn 5 tháng đối với tiền thuế GTGT của tháng 3 – 6/2020 vào dự thảo Nghị định của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID- 19; xem xét chỉ đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho phép gia hạn 5 tháng đối với tiền nợ bảo hiểm xã hội của tháng 03-06/2020 đối với các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản. Hiệp hội đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét, chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho giãn tiến độ trả nợ vay tín dụng và không chuyển nhóm nợ (xấu hơn) đối với các khoản nợ đến hạn của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản. Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ kiến nghị: Cần có chính sách hỗ trợ hàng vạn nhân viên môi giới mất việc làm do đại dịch. Ngân hàng nhà nước cần có các gói vay tiêu dùng cho người lao động. “Điều gây vướng mắc lớn nhất cho bất động sản thời gian qua là vấn đề pháp lý và thủ tục hành chính. Pháp lý cho condotel, một số vấn đề về đất đai vẫn chờ câu trả lời. Đây là thời điểm các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp cần tập trung tháo gỡ dứt điểm sẽ giúp cho thị trường hồi phục nhanh hơn sau dịch COVID-19”, ông Đặng Hùng Võ kiến nghị. |
Để biết thêm thông tin về đầu tư BĐS cũng như các dự án BĐS nghỉ dưỡng trong giai đoạn này, vui lòng gọi 0939 335 595 hoặc điền thông tin bên dưới:
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.
Xem thêm:
- Dự án InterContinental Halong Bay
- Dự án Park Hyatt Phu Quoc
- Bất động sản mùa dịch giá hời – Dự đoán bùng nổ thời gian tới