Tin Thị Trường
Báu vật bên trong những ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam
Menu Bài Viết1. Ngôi nhà cổ hơn 200 năm tuổi của họa sĩ Bùi Hoài Mai2. Nhà cổ của ông Phạm Ngọc Tùng3. Nhà gỗ của quan Tổng đốc Sơn Tây Đào Trọng Kỳ4. Nhà cổ 200 tuổi ở làng Lộc Yên5. Dinh thự Park Hyatt Phú Quốc – Điểm chạm của thời gian Việt Nam từ…
Việt Nam từ lâu đã được biết đến trong mắt bạn bè quốc tế bởi sự thân thiện của con người, sự đa dạng của thiên nhiên và sự tinh tế của văn hóa. Trải qua hàng trăm nghìn năm, văn hóa Việt Nam vẫn còn lưu lại và thể hiện rõ nét trong những ngôi nhà trăm tuổi. Những màu sắc cổ kính, những điểm chạm khắc kiến trúc tinh tế và không gian ấm cúng trở thành báu vật trong những ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam xứng đáng là di sản để gìn giữ cho các thế hệ sau.
1. Ngôi nhà cổ hơn 200 năm tuổi của họa sĩ Bùi Hoài Mai
Trong khi một số người thích cuộc sống hiện đại trong những ngôi nhà cao tầng theo phong cách châu Âu, thì đâu đó cách Hà Nội hơn 35km, có một người họa sĩ vẫn đang lặng lẽ gìn giữ những nét “tôn quý” cổ xưa của làng quê Việt Nam, mang đậm nét của làng quê Bắc Bộ Việt Nam.
Ngôi nhà ở làng Na, Tiên Du, Bắc Ninh của danh họa Bùi Hoài Mai là một trong những ngôi nhà cổ truyền thống, mang nét riêng biệt của làng quê Bắc Bộ vẫn còn lưu lại cho đến bây giờ. Ngôi nhà đã tồn tại hơn 200 năm và được họa sĩ Bùi Hoài Mai mua lại từ một gia đình đông con muốn phá đi để cho các con xây nhà ống, và được phục dựng trên khoảng đất rộng hơn 700m2.
Nơi đây, mọi người sẽ được trở về ký ức tuổi thơ, chìm đắm trong những không gian cổ xưa của người Việt cũng như hòa mình lắng nghe “tiếng thở” của thời gian, bỏ qua những ồn ào, tấp nập nơi thành thị, bí bách trong những ngôi nhà cao tầng mọc san sát ở đô thị.
Phía trước ngôi nhà của họa sĩ được giữ lại hoàn toàn theo không gian truyền thống xưa, bên trong là một ngôi nhà 3 gian 2 buồng ngủ và một ngôi nhà 5 gian. Sau lưng là nhà bếp thấp tầng, phòng ngủ tương đối tiện nghi.
Bên trong nhà chính, nội thất được bày trí theo chuẩn mực của một ngôi nhà xưa, cũng có tủ chè, gia thờ, tràn kỷ,… Ngôi nhà phần lớn được làm bằng gỗ xoan và gạch thông thường, tường rào bao quanh được đắp bằng đất sét.
2. Nhà cổ của ông Phạm Ngọc Tùng
Được mệnh danh là ngôi nhà cổ 200 tuổi đẹp nhất xứ Thanh. Được xây dựng vào năm 1810 với kiến trúc độc đáo, ngôi nhà của ông Phạm Ngọc Tùng (Vĩnh Lộc – Thanh Hóa) được UNESCO công nhận là “nhà cổ dân gian Việt Nam”.
Nhìn từ bên ngoài ngôi nhà có 7 gian, lợp bằng ngói âm dương và lát đát vài miếng gạch mới. Ngôi nhà được xây dựng 29 cột mái và hai xà chính được làm bằng gỗ táu với những nét chạm trổ độc đáo tinh xảo. Mái nhà được lợp bằng 16.000 viên ngói vảy cá, mang đến một nét đặng trưng rất riêng, cổ kính gợi nhớ không gian xưa.
Ngôi nhà được đặc trưng cho kiến trúc của người Việt xưa, là lối lộn thềm. Tất cả hoa văn đều chạm khắc sinh động hình ảnh tứ linh (long-lân-quy-phượng) cùng tứ quý (tùng-cúc-trúc-mai). Ban đầu nhà có 9 gian nhưng theo thời gian bị chiến tranh tàn phá nên chỉ còn lại 7 gian.
3. Nhà gỗ của quan Tổng đốc Sơn Tây Đào Trọng Kỳ
Tọa lạc tại vùng đất Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, ngôi nhà 5 gian bằng gỗ lim, vàng tâm, lợp ngói mũi của Tổng đốc Sơn Tây Đào Trọng Kỳ – người có công đào sông giúp dân thoát cảnh cơ hàn vẫn còn nguyên vẹn giá trị văn hóa, lịch sử và kiến trúc.
Được xây dựng từ năm 1890 trên nền đất tổ của Vùng duyên hải Bắc Bộ, trải qua hàng trăm năm ngôi nhà vẫn giữ nguyên được giá trị như thuở ban đầu. Tường nhà được xây dựng bằng đất nung bản mỏng, kích thước dài đến 40cm mỗi viên. Điểm đặc biệt của công trình được xây dựng bằng vôi, cát và không có xi măng hay sắt thép. Không chọn ngói hài, mà cụ Kỳ chọn ngói mũi để lợp mái nhà – là loại ngói phổ thông của các vùng quê miền Bắc. Chống quanh ngôi nhà hơn 30 cột gỗ lim có đường kính hơn 40cm, đỡ dưới chân là đá tảng lớn.
Sau hơn 100 năm, tuy nhiều chi tiết đã ngã màu nhưng nhưng ngôi nhà vẫn giữ nguyên được vẻ nguyên sơ và còn thêm phần cổ kính.
4. Nhà cổ 200 tuổi ở làng Lộc Yên
Đi ngược về phía tây thành phố Tam Kỳ – Quảng Nam – nơi có núi rừng trung du, làng cổ Lộc Yên thanh bình bao đời vẫn nép mình ung dung tựa lưng vào núi.
Trong những ngôi nhà cổ ở làng Lộc Yên, ngôi nhà hơn 200 tuổi của cụ Nguyễn Đình Hoan có tuổi thọ dài nhất. Đường vào làng Lộc Yên xanh ngát, đằm mình giữa hai ngõ đá rêu sâu thẳm. Đối với những người hoài cổ về đây tìm chút bình yên cho tâm hồn.
Ngôi nhà nổi tiếng không chỉ bởi vẻ đẹp mà còn gắn với giai thoại 2 lần Ngô Đình Diệm hỏi mua nhưng không được. Nhà nằm trong khuôn viên rộng hơn 4ha, phía trước ngôi nhà có bể cá, vườn cây cảnh. Bên trong nhà là những vật dụng cũ kỹ, từ bàn, ghế, phản, tủ đến cánh cửa, cột nhà,… nhưng vẫn còn chắc chắn. Ngôi nhà cổ mát lạnh vào mùa hè và ấm áp khi mùa đông, là nơi che chắn mưa bão của thế hệ trước và được thế hệ sau giữ gìn, bảo vệ.
5. Dinh thự Park Hyatt Phú Quốc – Điểm chạm của thời gian
Park Hyatt Phu Quoc Residences là câu chuyện hoài niệm của thời gian khi mang trong mình những nét văn hóa truyền thống dân tộc. Những con người kiến tạo nên dự án đã đi từ bắc chí nam, đi qua 2000 năm lịch sử để tạo ra những ngôi nhà ba gian với mái đầu đao, ngói lưu ly, những cây đa, bến nước, đình làng. Biến nơi đây thành một bức tranh quý, một trải nghiệm xa xỉ cho những ai thực sự yêu và biết thưởng thức nghệ thuật. Thưởng thức đỉnh cao của trải nghiệm nghỉ dưỡng. Tất cả tạo nên một ngôi nhà tuyệt tác, một di sản để lưu giữ cho các thế hệ sau.
Bước qua cánh cổng của dinh thự, dẫn vào nhà là một lối đi nhỏ. Cấu trúc này có phần giống nhà rường ở Huế. Lối vào nhỏ, độ dài tương đối tạo cảm giác ấm cúng, thâm nghiêm. Mỗi căn nhà được xây dựng theo kiến trúc nhà 3 gian chữ đinh, lợp ngói lưu ly, giữa có sân trong. Cảm hứng văn hóa Việt Nam còn được thể hiện trong các chi tiết thủ công chạm khắc tinh xảo như mây tre đan uyễn chuyễn, gốm sứ tinh khôi và đồng thau rắn rỏi. Tất cả tạo nên một nét cổ kính, không gian ấm cúng đúng chuẩn của một ngôi nhà cổ Việt Nam.
Dinh thự Park Hyatt Phu Quoc Residences thực sự là một bức tranh quý, một món đồ cổ vô giá được kết hợp tài tình giữa linh hồn kiến trúc Việt Nam và tiêu chuẩn 6 sao của nội thất và chất liệu xây dựng.
Park Hyatt Phú Quốc là điểm chạm của cảm xúc, là lát cắt không gian cho những hoài niệm về các ngôi nhà truyền thống Việt Nam thông qua chất liệu ngôn ngữ, và màu sắc hoa văn Việt Nam nơi đây. Tất cả hội tụ lại trong một khu nghỉ dưỡng thấm đẫm chất văn hóa bản địa hòa trộn cùng nền văn hóa đương đại nhưng vẫn giữ được nét cổ kính của văn hóa Việt Nam.
Chủ nhân sở hữu Park Hyatt Phú Quốc chính là sở hữu cho mình một căn dinh thự cao cấp hàng đầu Đông Nam Á, tận hưởng cảm giác sống như một vị quan của triều đình xưa, đứng trên tinh hoa cao cấp nhất thế giới. Bên cạnh đó còn là sở hữu một di sản cho thế hệ mai sau, mang văn hóa Việt Nam vươn ra tầm thế giới.
NHẬN BẢNG GIÁ – CHÍNH SÁCH – MẶT BẰNG THIẾT KẾ DỰ ÁN
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.